//
you're reading...
Tin tức

Chứng nhận hợp quy hàng viễn thông: Doanh nghiệp vướng; Hải quan khó

Những bất cập trong thủ tục xin chứng nhận hợp quy và giấy phép NK đối với nhóm mặt hàng viễn thông đã khiến cả DN và cơ quan Hải quan lúng túng khi thực hiện.

Chung-nhan-hop-quy-hang-vien-thong-Doanh-nghiep-vuong-Hai-quan-kho-maikalogistics

Công chức Chi cục Hải quan cảng Cát Lái kiểm tra hàng hóa XNK. 

Theo Phó Chi cục trưởng Chi cục Hải quan cửa khẩu sân bay quốc tế Nội Bài Lê Hồng Lan, hiện có những lô hàng DN xin giấy phép đến cả nửa năm vẫn chưa có kết quả, vì thế tờ khai hải quan vẫn ở chế độ “treo” không thông quan được. Điều này gây rất nhiều khó khăn cho cơ quan Hải quan khi cứ phải chờ đợi và theo dõi tờ khai. Hơn nữa, giấy phép cho hàng đưa vào đo kiểm chỉ ghi tạm NK để chờ kết quả kiểm tra. Tuy nhiên, mục đích DN nhập kinh doanh mua bán, không phải tạm nhập nên việc mở tờ khai đối với DN cũng sẽ lúng túng. Nếu mở theo loại hình tạm nhập tái xuất, DN sẽ phải xin giấy phép của cả Bộ Công Thương. Như vậy, một mặt hàng chỉ đưa vào để đo kiểm sẽ phải chịu sự quản lý của hai Bộ: Công Thương, Thông tin và Truyền thông. Nếu mở tờ khai theo loại hình nhập kinh doanh thì cũng chưa phù hợp do hàng chưa được phép NK.

Trường hợp cụ thể, Cục Hải quan Bà Rịa-Vũng Tàu làm thủ tục cho Công ty cổ phần Chế tạo Giàn khoan dầu khí NK các thiết bị phát, thu-phát sóng vô tuyến điện. Quá trình làm thủ tục đã phát sinh những vướng mắc, xuất phát từ những quy định về việc cấp phép của Bộ Thông tin và Truyền thông. Theo quy định tại Phụ lục I Thông tư 18/2014/TT-BTTTT, đối với việc cấp giấy phép thiết bị phát-thu-phát sóng vô tuyến điện phải có giấy phép NK. Thủ tục cấp Giấy phép NK được quy định tại Điều 8 Thông tư 18/2014/TT-BTTTT thì trong hồ sơ xin cấp Giấy phép NK phải có bản sao Giấy chứng nhận hợp quy. Cũng theo quy định tại Thông tư 05/2014/TT-BTTTT, hàng hóa do DN NK thuộc danh mục sản phẩm, hàng hóa chuyên ngành CNTT và Truyền thông bắt buộc phải chứng nhận và công bố hợp quy. Xem dịch vụ xin giấy phép nhập khẩu điện thoại di động

Như vậy, sau khi đo kiểm, nếu kết quả hàng hóa phù hợp với toàn bộ các chỉ tiêu của quy chuẩn kỹ thuật quốc gia thì hàng mới được cấp giấy chứng nhận hợp quy và thực hiện thủ tục cấp Giấy phép NK. Để thực hiện theo các quy định trên, DN phải mang sản phẩm ra Hà Nội để thực hiện đo kiểm. Theo Cục Hải quan Bà Rịa-Vũng Tàu, để xin Giấy phép NK đối với các thiết bị phát, thu-phát sóng vô tuyến điện, trong hồ sơ DN phải có bản sao giấy chứng nhận hợp quy. Và để xin được giấy chứng nhận hợp quy thì DN rất vất vả trong việc chuyển hàng ra Hà Nội, vì điều này ảnh hưởng đến cả công tác quản lý của cơ quan Hải quan. Theo phân tích của Cục Hải quan Bà Rịa-Vũng Tàu thì để cho DN đưa hàng đi đo kiểm, cơ quan Hải quan sẽ phải thực hiện thao tác chuyển luồng tờ khai từ Vàng sang Đỏ để DN chuyển cửa khẩu hàng hóa về kho công trình của DN. Trường hợp lô hàng niêm phong được thì Chi cục sẽ niêm phong, lập biên bản bàn giao hàng cho DN vận chuyển ra Hà Nội để đo kiểm. Trường hợp lô hàng không thể niêm phòng thì chi cục Hải quan sẽ cử công chức trực tiếp giám sát lô hàng đi đo kiểm. Sau khi DN nộp giấy NK thì sẽ thông quan tờ khai. Đấy là trường hợp kết quả đo kiểm đạt tiêu chuẩn, nếu kết quả đo kiểm không đạt tiêu chuẩn thì xử lý ra sao? Nếu như vậy thì hàng hóa sẽ phải tái xuất.

Một trường hợp khác lại đang “làm khó” cơ quan Hải quan. Công ty cổ phần thiết bị Hoàn Cầu NK các thiết bị phát, thu-phát sóng vô tuyến điện. Công ty đã nộp hồ sơ xin chứng nhận hợp quy và được cơ quan này “chấp thuận cho công ty tạm nhập” hàng hóa để đo kiểm phục vụ việc xin Giấy chứng nhận hợp quy. Đáng nói là giấy phép của đơn vị chỉ cho Công ty được “tạm nhập”. Do vậy, Công ty mở tờ khai theo loại hình G14 (tạm nhập khác) và đề nghị cơ quan Hải quan cho lấy hàng mang ra Hà Nội thực hiện đo kiểm. Tuy nhiên, loại hình G14 sử dụng trong trường hợp tạm nhập kê, giá, thùng, lọ… theo phương tiện chứa hàng theo phương thức quay vòng. Qua kiểm tra hồ sơ của Công ty thì hợp đồng ký với đối tác nước ngoài là hợp đồng mua đứt bán đoạn, không có sự thỏa thuận về thời hạn tạm nhập và hàng hóa có hóa đơn thanh toán. Như vậy nếu kết quả đo kiểm của DN mà không đạt tiêu chuẩn thì số hàng hóa trên nhập không được mà tái xuất cũng không xong.

Cục Hải quan Bà Rịa-Vũng Tàu cho rằng, để xin giấy phép NK đối với các thiết bị phát, thu-phát sóng vô tuyến điện trong hồ sơ của DN phải có bản giấy giấy chứng nhận hợp quy, điều này gây khó khăn cho DN và gây kéo dài thời gian thông quan tờ khai. Tổng cục Hải quan cần có kiến nghị với Bộ Thông tin và Truyền thông xem xét điều chỉnh quy trình cấp Giấy phép NK và Giấy chứng nhận hợp quy theo hướng tạo thuận lợi cho DN trong XNK hàng hóa.

Trước vướng mắc của DN, đại diện Cục Giám sát quản lý về hải quan cho biết, tới đây, cơ quan Hải quan sẽ làm việc với Bộ Thông tin và Truyền thông để làm rõ những vướng mắc của DN và hướng xử lý của Bộ Thông tin và Truyền thông. Trước mắt đối với vướng mắc của Hải quan địa phương về việc đưa hàng ra Hà Nội để đo kiểm, Tổng cục Hải quan đồng ý để công ty được đưa hàng về địa điểm kiểm tra tại Hà Nội. Công ty chịu trách nhiệm trước phát luật về việc bảo quản, không được phép sử dụng hàng hóa đến khi được cơ quan Hải quan xác nhận thông quan. Trường hợp cơ quan kiểm tra kết luận hàng hóa không đủ điều kiện, tiêu chuẩn NK thì công ty phải có trách nhiệm thực hiện thủ tục tái xuất hàng hóa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam

(Nguồn báo Hải quan)

Discussion

No comments yet.

Leave a comment